Tranh
Mukai Daisuke và Matsubara Ami
Có thể coi Haiku là thể loại thơ ngắn nhất trên thế giới, một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn có một không hai của loại thơ này. “Lối lên miền Oku” không phải là một tác phẩm xa lạ gì với ai, nhưng với con mắt của người vẽ tranh dựa trên tác phẩm này, một lần nữa tôi lại được cảm nhận sự thâm thuý và tinh tế mà thi sĩ Basho đã gửi gắm trong những bài thơ 17 chữ này.
Khi con tim ta rung động vì những gì chúng ta thấy, nghe hay cảm nhận được, có bao nhiêu cách để ta thể hiện sự rung động đó, như lời nói, hội hoạ, âm nhạc. Đối với hội hoạ, có lẽ việc không vẽ quá chi tiết, hoặc lược bỏ hẳn không vẽ mà vẫn thể hiện được điều muốn truyền cảm là một lý tưởng sáng tạo nhiều hoạ sỹ vươn tới.
Đối với tác phẩm này, ngoài hội họa, chúng tôi đã mượn thêm thư pháp để diễn đạt. Câu hỏi đối với tôi, là làm sao để người xem có thể cảm nhận được tính nghệ thuật của chính những câu chữ của thi sĩ Basho, và vai trò của bức tranh là gì, người hoạ sĩ cần vẽ gì, hay không vẽ gì.
Tôi đã chọn không vẽ toàn bộ bối cảnh của những câu Haiku, mà để điểm nhấn vào những “từ khoá”. Việc chọn thể loại Tranh quạt (“Senmen chirashi”) – một thể hội hoạ truyển thống của Nhật Bản – cũng là một cách để tôi thể hiện những motif “từ khoá” một cách độc lập, đưa người xem cùng trải nghiệm dòng thời gian thi sĩ Basho trong “Lối lên miền Oku”. Tôi hi vọng qua đó, sự cảm nhận qua thị giác sẽ là lối vào, đưa người xem có thể họa cùng thế giới của thi sĩ Basho qua những câu thơ được viết, vẽ trên tranh.
Thư pháp
Koju Wakai
To produce the calligraphy for the 50 haiku from Bashō’s The Narrow Road to the Deep North, I consulted the Bashō volume of Iwanami Shoten’s compendium of classical Japanese literature. My goal was to make legible calligraphy, with the paintings and the texts speaking to each other. I hope viewers will continue their journeys, with Bashō’s haiku in their hearts.