Tôi được quen biết Ngài YAMAMOTO YUKI cũng đã có khoảng thời gian30 năm thì phải, Ngài lúc đó đang tại chức ở Tổ Đình Tổng Bản Sơn Tri Ân, đồng thời nhận chức trụ trì ở một ngôi chùa tại Toyama, và Ngài rất bận phật sự.
Sau đó, Ngài được bổ phái đi truyền giáo cho Tông Tịnh Độ Nhật Bản tại Bắc Mỹ Châu. Sau nhiệm kỳ dài Ngài về bắt đầu cống hiến hết mình cho công việc truyền giáo và chuyên trụ xứ ở Toyama cũng có khoảng gần 20 năm truóc .
Một ngày nọ, tôi nhận được lời mời , Ngài kêu tôi điToyama khi Ngài yên vị tại Toyama.Rồi tôi đã theo lời yêu cầu mà đi Toyama, ngày đến Toyama Ngài đã hướng dẫn tôi thăm chùa cổ tên là Tịnh Liên . Tại đây, tôi nghĩ đó là thời điểm tôi lần đầu tiên đến thăm giai đoạn đầu của kế hoạch xây dựng “Khu vườn cộng sinh”.
Đó là một ngôi chùa tường xiêu , vách vẹo,các mái hiên đã mục nát, với dấu ấn cổ kính bị bao phủ bởi cỏ dại cây cối. Quang cảnh từ sân trước và sân sau thật khó quên. “Tôi muốn biến nơi này thành một nơi thư giãn và giúp thư thái tinh thần cho tất cả mọi người.”, Ngài đã nhắc đi nhắc lại câu nói này với tôi, tôi còn nhớ rõ . Ngày hôm đó, ngôi chùa cổ kính siêu vẹo,sắp đổ nát ngày ấy có ai ngờ lại được tái sinh thành “Khu vườn cộng sinh” như bây giờ chúng ta đang thấy?, Tôi có thể tán thán bằng câu nói : “ mài đá cho thành ra ngọc” .
Tôi đã choáng ngợp và thán phục trước ánh mắt từ bi của Ngài đã thấy được ngọc ở trong đá. Thế rồi , trần nhà chùa xưa tường vách được tô vẽ lại cho đến pho tượng bằng gỗ của đại thi hào BASHO cũng được bàn tay của các sinh viên đầy triển vọng tương lai thuộc trường đại học hậu đại học nghệ thuật TOKYO tạc thành , tất cả thành tựu do sự thấy được chặn đường phía trước của Ngài trong tương lai.
Tất cả các bức tranh tường lấy tâm điểm là hoa đều nhẹ nhàng, đẹp đẽ và thanh khiết. Từ bức tượng gỗ chân dung đại thi hào BASHO đem lại cho người chiêm ngưỡng như làm sống lại trong mắt những ai nhìn thấy nó.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên thăm chùa cổ Tịnh Liên đã được Ngài cho thưởng thức món bún yến mạch ( tam giác mạch ) được đánh giá là ngon trong số các quán bún tại địa phương gần chùa cổ. Trong khi ngắm nhìn vùng nông thôn xinh đẹp của Toyama, chúng ta có thể thư giãn và thư thái tinh thần trong “Khu vườn cộng sinh” và thưởng thức mì yến mạch trong khu phố của chùa cổ. Quả thực, có một “khu vườn cộng sinh” ở địa điểm đẹp, có đầy đủ cái địa lợi.
Hơn nữa, vẻ đẹp của Đồng bằng Toyama nhìn từ cửa sổ của chiếc xe do Ngài lái là không thể nào quên được. Theo quan sát từng căn từng căn của mỗi trang trại đều được bao bọc bởi những tấm chắn gió trong vùng nông thôn xanh tươi xinh đẹp của Đồng bằng Toyama, và tôi đã tán thán vẻ đẹp này thật như tranh . Sau khi trở về Tokyo, bạn tôi đã dạy tôi rằng phong cảnh nông thôn của Đồng bằng Toyama nổi tiếng với vẻ đẹp của nó.
Kế hoạch của Ngài không chỉ hạn định cho người dân ở vùng Toyama mà còn là cho toàn thể người Nhật Bản, cho tất cả trên toàn thế giới, và tôi hy vọng rằng mọi người từ tất cả các quốc gia sống trên trái đất sẽ đến thăm nơi đây bất kể chủng tộc hay tôn giáo và dành thời gian thư giãn . Tôi luôn cầu mong ước nguyện của Ngài sẽ là một khu vườn khiến lòng người thanh thản, bình yên cho tâm hồn trong tương lai xa.
Professor Emerita, Tokyo Keizai University
Ishimaru Akiko